Kính lễ chư tôn đức Tăng-Ni, chào mừng Quý Phật Tử thiện nam tín nữ ghé thăm trang Phổ Môn Thị Hiện. Kính chúc mọi người thảy điều được Phúc Lạc Bình An trong sự chở che của mười phương Tam Bảo cùng đức Quán Thế Âm Bồ-tát.

HỖ TRỢ
Yahoo Skype
  
   Truy cập :  
 Đang Online :  
Luận

Chân Ứng và Niết Bàn

Thứ sáu, 16/08/2013, 01:09 GMT+7

CHÂN-ỨNG và NIẾT-BÀN

 

  1. I.NGHĨA CHÂN THÂN-ỨNG THÂN

Kinh ghi: “Pháp thân chân thật của Phật giống như hư không, tuỳ theo vật mà hiện hình, như bóng trăng trong nước”. Luận ghi: “Đức Phật có hai loại thân: Một, thân do cha mẹ sinh. Hai, thân do pháp tính sinh. Sở dĩ có hai loại thân, như Tăng Triệu nói: Không có bản thì không biết lấy gì để thùy tích, không có tích thì không biết lấy gì để hiển bản”. Kia nói thường trụ thì đây nói là pháp thân, xưa nói vô thường thì đây nói là ứng thân, cũng có thể cho rằng xưa là pháp thân, nay là ứng thân. Xưa nay giải thích năm thời chẳng đồng nhau.

Như thời đầu tiên nói Đức Phật thọ tám mươi tuổi, cho thân tướng hảo là Phật. Thời thứ hai Đức Phật cũng thọ tám mươi tuổi, nhưng cho trí tuệ là Phật. Thời thứ ba nói Đức Phật thọ bảy trăm a-tăng-kì. Thời thứ tư tuổi Đức Phật thọ lại gấp bội số trên. Thời thứ năm tức là thường trụ. Có thuyết nói bốn thời đều cho Phật đều là tích thân. Thời thứ năm, thường trụ mới là bản. Ở đây không lập năm thời.

 Kinh Bát-nhã ghi: “Muốn được thọ mạng vô lượng, ánh sáng vô tận thì phải học bát-nhã. Chứ có thời nào nói nhất định Đức Phật thọ tám mươi tuổi v.v… Ban đầu là tích, sau cùng là bản, ý nói không sinh ở vương cung mà thị hiện thụ sinh, nên mới nói trước tích sau bản. Phật noi: “Thân của Ta hiện nay chính là pháp thân, thường lạc ngã tịnh, không biến đổi”, đây chính là sau cùng nói bản.

 Nói trước bản sau tích, như Đức Phật dạy: “Ta đã thành Phật từ vô lượng kiếp lâu xa; pháp thân chẳng phải là thân tạp thực”, tức trước tiên nói bản. Sau lại nói: “Nay vào Niết-bàn, thị hiện giống như cây độc”, tức sau cùng nói tích.

Nói trước sau đều là bản, là nói Đức Phật phương tiện thị hiện sinh vào vương cung, phương tiện nhập diệt ở Song lâm; ứng hiện sinh diệt này đều là tích. Trước sau đều là bản, nghĩa là thị hiện sinh ở vương cung, nhưng sinh mà không khởi, nên nói không sinh. Thị hiện nhập diệt ở Song lâm nhưng không hề nhập diệt, nên nói không sinh không diệt, thế nên nói trước sau đều là bản.

 Sinh diệt là tích, không sinh diệt là bản, nhưng sinh diệt là do không sinh diệt mà có, tức không có tích thì không biết lấy gì để hiển bản. Nhưng do sinh diệt, nên có không sinh diệt tức chẳng phải không sinh diệt. Do không sinh diệt mà có sinh diệt tức chẳng phải sinh diệt, nên chẳng phải sinh diệt, chẳng phải không sinh diệt. Do không sinh diệt mà có sinh diệt tức chẳng phải sinh diệt, nên chẳng phải sinh diệt chẳng phải không sinh diệt. Vì thế, bản tích tuy khác, nhưng bất tư nghị thì chỉ một.

Có người nói: Phật Xá-na và Phật Thích-ca chỉ là một Phật, nên trong phẩm Danh hiệu của kinh Hoa nghiêm ghi: “Hoặc gọi Lô-xá-na, hoặc gọi Thích-ca Văn”, vì thế biết đây là một vị Phật. Các sư của tông Địa Luận giải thích: “Đức Phật có ba thân: Một, ứng thân chính là Đức Phật Thích-ca. Hai, báo thân tức Phật Lô-xá-na, vì tu nhân Thập địa viên mãn mà cảm được. Ba, pháp Lê-da chân như bản tính thanh tịnh, gọi là pháp thân Phật. Ở đây giảng giải không giống với hai thuyết này, nhưng hai vị Phật này đều có nghĩa đồng và nghĩa dị. Nghĩa đồng, như kinh ghi: “Hoặc tên là Xá-na, hoặc gọi là Thích-ca”.

 Nghĩa dị, như kinh Phạm võng ghi: “Nay Ta là Lô-xá-na, vừa ngồi vào đài sen, trên nghìn cánh vây quanh, hiện ra nghìn Thích-ca”. Vì thế chấp đồng thì mất nghĩa dị, ngược lại (chấp dị) thì mất nghĩa đồng.

Hỏi: Vì sao lại mất?

Đáp: Phật Xá-na là Phật ngồi trên đài hoa, là bản; Phật Thích-ca ngồi trên nghìn cánh hoa, chính là tích.

Đã nói Phật Thích-ca và Phật Lô-xá-na đều là tích, nên không được gọi là bản tích. Nay chia thành bản và tích thì Phật Xá-na là bản, Phật Thích-ca là tích.

Hỏi: Các vị Phật là đồng là một Phật, hay mỗi mỗi là một vị Phật?

Đáp: Có ba cách giải thích: Thứ nhất, do nhân khác nên được quả cũng khác, như hai người họ Trường và Vương. v.v… Thứ hai, tuy nhân khác nhau nhưng quả đạt được lại đồng, giống như sông nhỏ và biển lớn .v.v…

Ba, là cũng đồng cũng khác, tức nói thế đế là khác, chân đế là đồng. Kinh Hoa nghiêm ghi: “Các Như Lai trong mười phương đồng một pháp thân, một tâm, một trí tuệ; lực, vô sở úy cũng như vậy”. Một pháp thân thì đâu được nói là khác, có các Đức Phật trong mười phương đâu thể nói là đồng. Mười phương tức là một thì đâu ngại nói đồng; một tức là mười phương thì đâu ngại nói khác.

Hỏi:  Pháp thân là hữu sắc hay vô sắc?

Đáp: Pháp thân cũng là hữu sắc cũng là vô sắc.

Hỏi: Danh xưng pháp giới và thân pháp tính đồng dị thế nào?

Đáp: Các luận sư khác nói danh xưng pháp tính là thân chân đế, thân pháp giới  là danh xưng thế đế.

Nay trình bày cách giải thích của pháp sư Tăng Duệ: “Thân Như Lai có rất nhiều tên, hoặc nói là sinh thân pháp tính, hoặc nói là pháp thân thật tướng, hoặc nói là pháp thân cảm ứng, pháp thân hư không. Nói về sinh thì làm nền tảng cho pháp tính, nên được pháp tính sinh thân. Nói về diệu thì vô tướng vô vi, đó là pháp thân thật tướng. Nói về đại thì trùm khắp, tức pháp thân hư không. Nói về dụng, tức vô cảm, vô hình nên gọi là cảm ứng pháp thân. Nay pháp tính pháp giới cũng giống như thế, vì lấy đặc tính rộng lớn nên nói pháp thân pháp giới. Nói về thể tính, thì không sinh diệt nên nói là pháp tính pháp thân”.

Hỏi: Có người nói ứng thân thuyết, pháp thân không thuyết, nay giải thích thế nào?

Đáp: Gồm cả bốn câu.

Hỏi: Điều này rút ra ở đâu?

Đáp: Thích luận ghi: “Pháp thân Phật trùm khắp hư không, tất cả âm thanh thuyết pháp cũng đầy khắp hư không”, đây là lời minh chứng vậy.

  1. II.NGHĨA NIẾT-BÀN

Niết-bàn, tiếng Phạn gọi là Ma-ha bát-niết-bàn-na. Ma-ha còn gọi là ma-hê, Đại luận giải thích Đại có ba nghĩa là đại, thắng, đa, nhưng nghĩa đại là chính, hai nghĩa kia là phụ. Nói về đại, phẩm Danh tự công đức ghi: “Đại là thường”, phẩm Tứ tướng ghi: “Đại, vì tính ấy rộng lớn.” Căn cứ hai nghĩa này để phân biệt nghĩa niết-bàn ngày xưa.

Ngày xưa cho rằng: Thể của trí hữu dư cũng là vô thường, vì để phân biệt hữu dư vô thường ngày xưa, nên nói đến thường. Nói rộng lớn để phân biệt nghĩa vô dư ngày xưa. Xưa nói vô dư không trùm khắp, nay nói niết-bàn rộng lớn mới trùm khắp.

Hỏi: Đối tiểu mà nói là đại hay dứt bặt đối đãi mà nói là đại?

 Đáp: Gồm có hai nghĩa: Một, vì đối với Tiểu thừa nên gọi là Đại thừa, Tiểu thì vô thường, không trùm khắp, Đại thì thường và trùm khắp. Hai, vì dứt đối đãi mà nói đại, chẳng phải đại chẳng phải tiểu mà gọi đại. Như không do Tiểu không[1] mà gọi là Đại không[2]. Niết-bàn cũng như vậy, không do Tiểu niết-bàn thì không gọi là Đại niết-bàn.

Từ xưa đến nay có ba cách giải thích niết-bàn: Một, danh từ niết-bàn không thể dịch. Hai, nên dịch. Ba, chỉ giải thích nghĩa, nên không thể dịch được.

Một, vì tên này bao hàm nhiều nghĩa nên không thể chuyển dịch. Như nói: “Niết-bàn là danh hiệu cao tột của đạo Phật, cũng là tên chung của tám vị[3]”.

Hai, vì tên Niết-bàn mang nhiều nghĩa nên không thể dịch, như chỉ một danh từ Tiên-đà-bà mà có tứ thật[4]. Ba, vì tên gồm nhiều nghĩa, nghĩa bao hàm các tên, tên và nghĩa đã viên mãn, nên không thể dịch.

Nay gạn hỏi: Nếu  dùng danh từ niết-bàn thì chúng sinh ở nước này không thể hiểu, mà phải thật hữu duyên mới hiểu, vì thế nên dịch! Niết-bàn cũng gọi là Thuyết lạc; xưa cũng gọi là Thuyết lạc, xưa đã không thể  dịch thì nay cũng không thể dịch. Nay nói niết-bàn đầy đủ vạn đức, thì xưa cũng đầy đủ vạn đức.

Lại hỏi: Nếu giữ nguyên tiếng Ấn Độ, không phiên dịch, thì danh từ bát-nhã cho đến Phật-đà cũng không thể dịch, vì sao còn giữ tên bát-nhã?

 Lại hỏi: Bát-nhã là danh từ viên mãn thì phẩm này cũng nên dịch đầy đủ.

 Sư  thứ hai nói: Từ niết-bàn có thể phiên dịch và có bảy cách giải thích.

  1. 1.Sư Tăng Triệu dịch là diệt độ, Khai Thiện dùng nghĩa này, nghĩa là đại họa vĩnh viễn diệt tận, vượt thoát bốn lưu. Bốn lưu: dục lưu, hữu lưu, kiến lưu, vô minh lưu.
  2. 2.Lại dịch niết-bàn là vô vi, nghĩa là nói đến chỗ rỗng không, vắng lặng, bặt dứt các hữu. Đây là Tăng Triệu dịch, pháp sư dùng nghĩa này.
    1. 3.Sư Đàm Ảnh dịch niết-bàn là an lạc.
    2. 4.Pháp sư Trúc Đạo sinh dịch là diệt.
    3. 5.
    4. 6.Pháp sư Tông dịch là giải thoát
    5. 7.Lương Vũ  đế dịch là vô sinh.

Nay lại hỏi: Nếu danh từ niết-bàn nhất định phải dịch, vậy vì sao trong kinh vẫn còn dùng danh từ bát-nhã ? Trong bài tựa Đại phẩm ngài Tăng Duệ có ghi: “Danh từ Niết-bàn không thể phiên dịch .v.v..

Lại hỏi: Nếu từ danh niết-bàn nhất định nên dịch, vì sao trong kinh hoặc nói tịch diệt, hoặc nói diệt độ, nay dịch như thế nào?

       Thứ ba là giải thích nghĩa: Pháp sư Tuệ Viễn dịch niết-bàn là thật; Ái công nói Niết-bàn là bí mật tạng; Tông công bảo Niết-bàn là vô luỵ. Ở đây chỉ bàn về giải thích nghĩa, nên cũng vẫn là không dịch, không cần phải gạn hỏi.

Hỏi: Như vậy phải làm sao?

Đáp: Trước tiên nên biết niết-bàn là có tên gọi hay không có tên, sau đó mới xét nên dịch hay không dịch. Nếu chưa biết niết-bàn có tên hay không tên thì đâu được bàn là nên dịch hay không dịch. Chỉ vì nghĩa tuyệt có nhiều loại không đồng, hoặc bản tuyệt sinh tử, viễn tuyệt Niết-bàn, tuyệt sinh tử.

Lại nói niết-bàn là chân đế, nên nói tuyệt. Các pháp thanh tịnh hôm nay chỉ là phương tiện giả danh. Vì thế nói đến nghĩa thì không có nền tảng, đều nhân nơi ‘không’ mà khởi. Vì thế kinh ghi: “Trồng cây trong hư không mới biết được đó là khéo”. Vì sao? Nói niết bàn vô danh mà gượng lập danh, đây chính là không danh mà có danh; cũng gượng nói không danh, tức là có danh mà không danh. Vì có danh mà không danh, nên không tuyệt mà tuyệt. Vì không danh mà có danh nên tuyệt mà không tuyệt. Bởi danh vốn từ không danh, thì đâu nhất định là không danh. Không danh vốn từ danh, há nhất định là danh. Tuyệt vốn từ không tuyệt, thì đâu nhất định là không tuyệt. Không tuyệt vốn ở nơi tuyệt, thì đâu nhất định là tuyệt. Do đó, có danh mà không danh, tuyệt mà không tuyệt. Chẳng danh chẳng phải không danh, chẳng tuyệt chẳng phải không tuyệt, nên nói danh mà không danh; đã không danh thì đâu nhất định là danh, không có công năng của danh. Chẳng có danh chẳng phải không có danh mà có khả năng lập danh và không danh. Danh và không danh đã như thế, thì dịch hay không dịch cũng thế.

 Hỏi: Vậy ở đây giải thích niết-bàn thì lấy nghĩa nào?

Đáp: Niết-bàn bao gồm nghĩa chung và nghĩa riêng. Nghĩa chung là đầy đủ ba điểm[5], bốn đức[6]; nghĩa riêng là nói giải thoát bất sinh.

Hỏi: Niết-bàn đã là chung, giải thoát là riêng, vậy có được nói giải thoát bất sinh là chung, niết-bàn là riêng chăng?  

Đáp: Cũng có nghĩa này. Nếu nói là giải thoát, tất cả đều là giải thoát, nên giải thoát là chung; nếu nói là bất sinh thì tất cả đều bất sinh, nên bất sinh là chung. Niết-bàn là riêng, vì niết-bàn chỉ đối với sinh tử mà có quả Niết-bàn, nên quả Niết-bàn cũng thuộc về riêng.

Hỏi: Niết-bàn nói ngày xưa và hôm nay có gì khác nhau?

Đáp: Niết-bàn ngày xưa không phải là một thời đầy đủ ba đức, khi có thân, trí, thì không hẳn có có vô dư giải thoát, lúc có vô dư giải thoát thì không có thân trí.           Niết-bàn ngày nay đồng thời đầy đủ ba đức, nên có pháp thân thì có bát-nhã và giải thoát.

Sở dĩ chỉ nêu ba đức, vì ba nghĩa đạt đến chỗ rốt ráo. Vì sao? Vì không có cơ cảm nào mà không ứng, nên gọi là pháp thân; không cảnh nào mà không chiếu, nên gọi là bát-nhã; không phiền não nào mà không đoạn tận, nên gọi là giải thoát.

Các sư ngày trước nói pháp thân là thể, bát-nhã và giải thoát là dụng. Ngày nay nói niết-bàn đức đã tròn, thể dụng vô ngại. Ngày xưa nói nhất thể tức là diệu hữu, nay nói nhất thể lấy tâm tròn đầy làm thể.

Hỏi: Thế nào là bản hữu niết-bàn, thỉ hữu niết-bàn, phương tiện tịnh niết-bàn tính tịnh niết-bàn?

Đáp: Ở đây phần nhiều nói đến niết-bàn bản hữu, niết-bàn thỉ hữu. Thuyết khác lại trình bày niết-bàn phương tiện tịnh và niết-bàn tính tịnh. Nhưng giải thích nghĩa bản hữu không đồng.

Ở đây lược nêu ra mấy thuyết như sau:

Một, pháp sư Trí Tạng chùa Khai Thiện cho rằng vốn có ở đương lai thường, nên nói là bản hữu. Vị sư thứ hai giải thích: Xưa nay đã có các đức, nhưng bị phiền não ngăn che nên không tu tập được. Vị thứ ba nói: Nói vô thường này mà có nghĩa thường, nên nói là bản hữu. Vị thứ tư nói: Vốn có mà chẳng phải đức, đạo lí tức là thường, giống như nhị đế tự nhiên có.

Thỉ hữu, như Đức Phật tu nhân mới đắc quả, nên gọi là thỉ hữu. Các giải thích trên đều cần phải tra vấn lại. Chỗ giải thích hiện nay là cần phải đúng với từ bản hữu. Đại kinh ghi: “Thể niết-bàn vốn tự có, chứ không phải hôm nay mới có”. Đây là đáp lời hỏi của Đức vương. Xưa không nay có là vô thường, thế nên đó là thường. Luận cùng tột thì niết-bàn chưa từng có-không, thì há có bản có thỉ sao? Làm sao biết được? Vì phá chủ trương chấp có thân, có ràng buộc của chúng sinh, vì là phá chấp không thân, không ràng buộc cho là niết-bàn, nên mới nói như thế. Nhưng chúng sinh liền chấp đoạn diệt không. Thế nên nay nói có thân trí mới là niết-bàn. Đây chỉ là đối trị tất-đàn, chẳng phải Đệ nhất nghĩa đế.

A-la-hán đoạn phiền não không còn tái sinh nữa, nhưng vẫn còn quả thân trí hữu dư, nên gọi là niết-bàn hữu dư. Thân không còn, trí cũng diệt, phiền não đoạn tận gọi là vô dư. Khi còn có thân thì vô vi chưa đủ, nên gọi là vô vi hữu dư. Thân không còn, trí cũng diệt thì vô vi đầy đủ, nên gọi là vô dư.

Hỏi: Đại thừa có hữu dư không?

Đáp : Có hai giải thích:

  1. 1.Đại thừa chỉ là vô dư, nên không nói hữu dư.
  2. 2.Từ giai vị bồ-tát Kim cang tâm trở về trước, phiền não chưa đoạn tận, nên gọi là hữu dư, đạt được quả Phật mới gọi là vô dư.

Hỏi: Luận Đại thừa giải thích Niết-bàn có gì sai biệt với thuyết khác?

Đáp: Ở đây nói các pháp thanh tịnh chưa từng có sinh tử, cũng chưa từng niết-bàn, chỉ vì chúng sinh rơi vào điên đảo ‘không’, nên có sinh tử. Các Đức Phật muốn giúp họ thoát sinh tử điên đảo ‘không’, nếu sinh tử điên đảo ‘không’ đoạn trừ, thì niết-bàn ‘không’ cũng thanh tịnh, không giống các thuyết khác, đoạn khổ sinh tử vẫn còn niết-bàn.

Hữu dư, vô dư cũng y cứ vào đây, vì chúng sinh mà nói có phiền não có tai họa, dứt phiền não này gọi là hữu dư, nhưng vẫn còn thân trí, thì vẫn gọi là có tai họa. Nếu đoạn tận thân trí mới gọi là vô dư. Đây là nói thân trí vốn chưa từng có, nay đâu thể bảo là không, đối với chấp có của chúng sinh mà nói là không vậy.

Đức Nghiêm

Trích dịch từ Tam Luận lược chương (phần ba) của Đại sư Gia Tường Cát Tạng

 

 


[1]Tiểu không小空: Tướng của bốn quảTu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán đều làkhông.

[2]Đại không大空:Đối với thiên không của Tiểu Thừa mà gọi không tịch của Đại thừa là Đại không, tức là Niết-bàn của Đại thừa.

[3]Tám vị八味:thường trụ, tịch diệt, không già, không chết, thanh tịnh, hư thông, bất động, khoái lạc.

[4]Tiên-đà bà nhất danh tứ thật 先陀婆一名四實。Là loại muối sản xuất ở bờ sông Ấn Độ. Về sau chỉ chung cho bốn sản vật nổi tiếng là: muối, li, nước, và ngựa. Trong kinh dùng từ này để dụ cho mật ngữ của Như Lai sâu xa khó hiểu.

Theo kinh Đại Bát-niết-bàn 9 ( bản nam), thí như các quan hầu hạ đại vương, khi đại vương muốn rửa mặt gọi Tiên-đà-bà thì vị quan có trí liền dâng nước, khi vua muốn ăn gọi Tiên-đà-bà thì vị quan có trí liền dâng muối, khi vua muốn uống gọi Tiên-đà-bà thì vị quan có trí liền dâng li, khi vua muốn đi dạo gọi Tiên-đà-bà thì vị quan có trí liền dâng ngựa.  Vị quan có trí như thế, thật xứng đáng gọi là người khéo hiểu bốn thứ mật ngữ của đại vương.

 

 

[5]Ba điểm 三點:  là dụ cho ba đức pháp thân, bát-nhã, giải thoát.

[6]Bốn đức 四德: thường, lạc, ngã, tịnh

 

nguồn: dichthuatphapam.net


chuaphogiac


Các tin đã đưa ngày :