Kính lễ chư tôn đức Tăng-Ni, chào mừng Quý Phật Tử thiện nam tín nữ ghé thăm trang Phổ Môn Thị Hiện. Kính chúc mọi người thảy điều được Phúc Lạc Bình An trong sự chở che của mười phương Tam Bảo cùng đức Quán Thế Âm Bồ-tát.

HỖ TRỢ
Yahoo Skype
  
   Truy cập :  
 Đang Online :  
Hoạt động phật sự

Lễ Phóng Sanh Nhân Kỷ Niệm Ngày Đức Quán Thế Âm Bồ-tát Thành Đạo 19/06 Qúy Tỵ

Thứ ba, 30/07/2013, 00:22 GMT+7

LỄ PHÓNG SANH NHÂN KỶ NIỆM NGÀY ĐỨC QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT THÀNH ĐẠO

 

Sáng ngày 19 tháng 6 năm Qúy Tỵ, chùa Phổ Giác cử hành lễ phóng sanh nhân kỷ niệm ngày đức Quán Thế Âm Bồ-tát thành đạo tại bổn tự. Vật phóng sanh lần này là chim cá ếch nhái. Phóng sanh là hình thức đề khởi tâm từ và nuôi dưỡng căn lành của người con Phật. Đây cũng là một trong bốn pháp tu mà Đại đức Thích Minh Kiết đã đề xướng cho hàng Phật tử huân tu hằng tháng (Thí gạo, thí thuốc, phóng sanh và ấn tống kinh sách) Cứ vào ngày 19 AL hằng tháng, chùa Phổ Giác cử hành pháp hội phóng sanh tại bổn tự, vật phóng sanh gồm nhiều chủng loại. Hình thức phóng sanh là lập đàn tràng trì tụng 21 biến chú Đại Bi, gia trì trong nước cúng để cho Phật tử uống vào tiêu trừ bệnh tật nghiệp chướng, sám hối tội chướng bằng cách trì chú Đại Bi theo nghi thức Đại Bi Sám Pháp của ngài Tứ Minh - Tri Lễ đời nhà Tống, quy y tụng kinh cho những sinh vật được thả.

Việc phóng sanh tại chùa với những suy nghĩ tiện lợi sau:

thứ nhất, đủ điều kiện lập đàn tràng tụng kinh, quy y cho vật phóng sanh, không bị hạn chế về thời gian hay khung cảnh xung quanh

thứ hai, việc phóng sanh tại chùa giúp các loài vật có điều kiện nghe kinh sám hối lâu hơn, cá thì sau một thời gian ở chùa nghe kinh, được cho ăn uống đủ đầy, sẽ được kéo lưới thả ra ngoài sông lớn. Khoảng thời gian ở chùa được nghe kinh và được ăn uống đầy đủ, chắc chắn sẽ khiến chúng sanh tâm hoan hỷ, kết duyên lành với Phật sâu hơn.

khung cảnh chùa thoáng mát, rộng rãi, nhiều cây cối, thích hợp là nơi cư ngụ cho loài chim. Lại nữa chùa thường ngày có mở kinh thuyết pháp, muôn vật không chỉ náo nương an ổn mà còn được nghe kinh thuyết pháp, khởi phát thiện căn, đời sau sẽ không bị đọa nơi ba đường ác.

Lợi Ích Của Việc Phóng Sanh Cá Tại Chùa:

Thường thì trong mỗi ngôi chùa có một cái ao gọi là ao phóng sanh. Ao này để dành cho các Phật tử phóng sanh cá. Vào thời đại nhà Tùy, Trung Hoa, có đại sư Trí Khải ở núi Thiên Thai giảng giải kinh Kim Quang Minh và kinh Pháp Hoa, đã phát động phong trào đào ao phóng sanh và tiết kiệm tiền để mua lương thực nuôi cá. Đây là khởi nguồn của việc phóng sanh và đào ao phóng sanh.  Đến cuối đời nhà Minh có đại sư Liên Trì là một trong những cao Tăng rất tích cực truyền bá việc phóng sinh. Trong Luật Thiện Kiến có nói: “Thuở xưa, lúc còn tại thế, có một lần, Đức Phật đến bên ao Già-la ở nước Chiêm-ba-la giảng pháp cho mọi người nghe. Khi ấy, có một con cóc ở trong ao nghe tiếng Phật giảng pháp, bèn ra khỏi ao, chui vào bụi cỏ để nghe. Cùng lúc ấy, có một người cầm gậy chăn bò, thấy Đức Phật ở trên tòa giảng pháp, liền đến chỗ Đức Phật lắng nghe. Khi cắm gậy xuống đất để đứng nghe giảng, người ấy cắm nhầm vào đầu con cóc, khiến nó chết ngay tại chỗ. Con cóc liền được sinh lên trời Đao-lợi. Nhờ phúc báo, vị trời ấy được hưởng hạnh phúc cùng với các thiên nữ trong cung điện dài và rộng đến mười hai do-tuần. Công đức nghe kinh thật không thể suy lường.

Chùa là nơi hành từ bi không sát sanh. Bất cứ loài vật nào trú ngụ trong chùa cũng sẽ được bình an, sẽ không còn sợ hãi, sẽ được ăn no và điều quan trọng nhất, nếu hội đủ duyên lành, chúng được nghe một câu kinh, tiếng niệm Phật, khởi niệm sám hối, quy kính thì sẽ không bị đọa vào ba đường ác, nếu thiện căn lớn thì sẽ được sanh lên trời.

Ao phóng sanh của chùa đây lập nên cũng vì mục đích trên. Ngoài ra giữa ao chúng tôi còn đặt để tôn tượng Đức Quán Âm đứng trên đầu rồng, biểu trưng cho uy lực hàng phục các ma oán. Bình cam lồ trong tay rưới khắp, tẩy trừ tất cả những cáu bẩn bất thiện của thân tâm.

Cho nên: Phật tử đến chùa, thắp hương đảnh lễ Tam bảo, phủ phục trước tôn tượng của Đức Quán Thế Âm Bồ-tát, đón nhận dòng nước cam lồ trong bình tịnh thủy để tẩy sạch những tội lỗi trong nhiều đời kiếp, cầu xin Bồ-tát đại từ đại bi, thường che chở con, cứu giúp con, giúp cho con tiêu trừ nghiệp chướng, giúp cho gia đình con được bình an, trên dưới thuận hòa, không bị bệnh tật, không bị nạn tai, không bị quả báo tai ương, rồi phát nguyện học theo đức tánh từ bi của Bồ-tát, biết thương người yêu vật, không khởi niệm tham sân; học tánh hạnh từ hòa khoan dung…Tiện thể đó mua một vài con cá thả vào ao, cho chúng được tung tăng bơi lội, ăn no sống yên, được chiêm ngưỡng tôn tượng đức Quán Thế Âm Bồ-tát, sớm chiều được nghe kinh, được thấy người thiện lương và được ra đi trong niệm quy kính Tam bảo. Như vậy không phải là phước báo lắm sao!

Lợi Ích Của Việc Phóng Sanh Chim Tại Chùa:

TheoKinhTạp bảo tạng ghi: “Nước Bát-già-la đem hiến vua Ba-tư-nặc năm trăm chim nhạn trắng. Nhà vua sai người đưa số chim ấy đến tinh xá Kì-hoàn. Cứ đến giờ ăn, thấy chư tăng bày thức ăn mới khất thực được ra, năm trăm con chim nhạn liền bay đến đậu trước mặt chư tăng. Khi ấy, Đức Phật dùng một ngôn ngữ thuyết pháp, nhưng bất kì loài nào nghe cũng đều hiểu cả. Bầy chim nhạn cũng hiểu lời Phật, nghe pháp Phật giảng, rất vui mừng, cùng hòa giọng hót vang, rồi bay về ao nước. Về sau, khi lông đã mọc dài, chúng bay đến nơi khác, bị thợ săn giăng lưới bắt giết hết cả. Khi bị bắt, một con nhạn cất tiếng thì cả bầy hòa theo hót vang những âm thanh mà chúng thường hót lúc nghe pháp. Nhờ tâm thiện ấy, bầy nhạn được sinh lên trời Đao-lợi làm các thiên tử.

            Chư thiên hễ sinh lên trời thì có ba điều phải nhớ nghĩ: nhớ nghĩ mình vốn từ đâu đến; nhớ nghĩ đến nơi mình muốn sinh về; nhớ nghĩ thân trước đã tạo nghiệp gì để nay được sinh lên trời.

            Khi ấy, năm trăm vị thiên tử tự suy nghĩ thấy đời trước mình chẳng tu được nghiệp thiện gì ngoài việc ở cạnh Phật và chư tăng nghe giảng pháp. Nghĩ thế xong, họ liền cùng xuống cõi Diêm-phù-đề, đến chỗ Đức Phật nghe giảng pháp, tất cả đều chứng được quả Tu-đà-hoàn.

            Thời ấy, vua Ba-tư-nặc thường đến chỗ Đức Phật, cũng thường trông thấy năm trăm con chim nhạn đậu trước Đức Phật. Hôm ấy, nhà vua không trông thấy bầy chim, bèn hỏi Đức Phật:

            - Bầy nhạn hôm nay đã bay đi đâu?

            Đức Phật nói:

            - Bầy nhạn, đại vương muốn thấy đó đã bay đi nơi khác và bị thợ săn giết hết cả. Sau đó, chúng được sinh lên trời, nay chính là năm trăm thiên tử tuấn tú đội thiên quan đang ở đây. Hôm nay, họ nghe pháp và đều chứng được quả Tu-đà-hoàn.

            Nhà vua hỏi:

            - Bầy nhạn ấy vì nhân duyên gì mà phải đọa làm súc sinh, đến khi qua đời  được sinh lên trời và hôm nay chứng được đạo quả?

Phật bảo:

            - Xưa kia, vào thời Phật Ca-diếp, có năm trăm phụ nữ cùng thụ giới, rồi vì lòng tin không bền chắc nên đã phạm giới, vì thế họ bị đọa kiếp súc sinh, làm những con nhạn ấy. Nhờ nhân duyên thụ giới trước đó, bầy nhạn được gặp Như Lai nghe pháp và chứng đạo. Nhờ nhân duyên làm kiếp nhạn nghe pháp nên chúng được sinh lên trời”.

 

sau đây là một số hình ảnh phóng sanh ngày 19/06 năm Qúy Tỵ:

 


chuaphogiac


Các tin đã đưa ngày :