Kính lễ chư tôn đức Tăng-Ni, chào mừng Quý Phật Tử thiện nam tín nữ ghé thăm trang Phổ Môn Thị Hiện. Kính chúc mọi người thảy điều được Phúc Lạc Bình An trong sự chở che của mười phương Tam Bảo cùng đức Quán Thế Âm Bồ-tát.

HỖ TRỢ
Yahoo Skype
  
   Truy cập :  
 Đang Online :  
Kỷ Yếu

Những Ngày Đầu Hoạt Động

Chủ nhật, 31/01/2021, 22:14 GMT+7

NHỮNG NGÀY ĐẦU HOẠT ĐỘNG

   Không ai sanh ra đời, tự đặt để cho mình một nghề nghiệp sau này, trừ phi đó là nghiệp duyên.
 
   Thuở nhỏ, cứ mỗi lần thấy bệnh nhân chịu đau đớn khổ sở vì căn bệnh của mình, nhất là những bệnh nhân nghèo, không có tiền thang thuốc chữa trị thì lòng chúng tôi nhói đau, không chỉ đau thay cho căn bệnh của họ mà còn xót thay cho hoàn cảnh khổ nghèo không tiền thang thuốc của họ.
 
   Năm tháng dần trôi, tôi được nuôi dưỡng trong sự cảm nhận nỗi khổ đau của bệnh nhân như vậy. Và đỉnh điểm là vụ việc sập cầu Cần Thơ, tôi và người thân đã về tận nơi thăm hỏi các nạn nhân, chia sẻ những phần quà đến tận tay họ, trong lòng tôi nhen nhóm ý định học nghành y để chữa bệnh từ thiện cứu người.
 
   Vào năm 2012, bằng chút kiến thức đông y ít ỏi của mình, chúng tôi không ngại khó khăn gian khổ, về khám chữa bệnh định kỳ hàng tháng cho những bà con dân tộc Khơ-me, xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
 
   Bà con nơi đây đa phần là người dân tộc, trình độ dân trí thấp, đời sống nghèo khổ, lạc hậu, sinh sống chủ yếu bằng nuôi bò, làm thuê, hái lá mối bán, đi ăn xin...nói chung đời sống chỉ ở mức đủ ăn cho đến thiếu hụt.
 
   Vì thế nên khi đau bệnh, họ không có tiền đi khám, chữa trị, chỉ biết mua năm ba ngàn thuốc tây uống cho đỡ đau. Điển hình là ông Châu-sol sinh năm 1948 ngụ tại xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, dân tộc Khơ-me. Ông có 6 người con năm gái một trai, vợ đã qua đời sớm. Người con trai đi làm thuê ở Cam-pu-chia đã lâu lắm không về nhà.Bốn cô con gái thì đã lập gia đình, hiện đang ở xa, gia cảnh của bốn cô cũng nghèo khó nên ít về thăm nhà. Hiện ông đang sống với hai vợ chồng cô con gái thứ tư 29 tuổi và ba đứa cháu ngoại. Mấy mươi năm trước lúc còn khỏe, ông lên núi gánh củi mướn cho người ta, do lao động quá mức lại ăn không đủ chất nên sức khỏe mau chóng suy kiệt, bây giờ ở lứa tuổi 65, ông bị đau khớp chân, trong đó có một chân bị teo, đi đứng khó khăn, nên thường ngồi một chỗ, vì không tiền chữa trị, nên khi nào đau, ông mua vài ngàn thuốc tây uống đỡ đau. Ban đầu ông ra sân giăng võng ngồi cho mát, sau thành thói quen, đi đứng khó khăn nên ông cứ ngồi mãi ngoài sân mặc cho trời nóng bức, từ sáng sớm đến tối mới vào nhà.
 
   “Phòng khám” ban đầu chỉ là mái hiên nhà dân, chỉ có chiếc bàn kê tạm, dụng cụ khám thô sơ, tiết trời nóng bức. Các vị lương y chính là những tu sĩ, đem chút kiến thức đông y ít ỏi và tấm lòng từ bi để chữa bệnh cho người.
 
   Lắm lúc, số bệnh nhân đông, phần nhiều lớn tuổi, chúng tôi phải làm suốt không kịp dùng bữa trưa. Thương thay các cụ già, vì xót cho sức khỏe chúng tôi nên dặn nhau “đừng vào khám để các sư cô còn đi ăn cơm”. Hoặc có cụ đem đến biếu chúng tôi củ khoai, trái bắp, để chúng tôi ăn lót dạ. Sự nghèo khó và tấm chân tình của bà con bệnh nhân nơi đây, đã hun đúc tinh thần của chúng tôi trong sự nghiệp cứu người này.
 
   Nay chúng tôi xin chia sẻ lại chút thông tin, hình ảnh để mong sự đồng cảm của mọi người.
 
   

Sư cô Thích nữ Diệu Từ


Các tin đã đưa ngày :