Kính lễ chư tôn đức Tăng-Ni, chào mừng Quý Phật Tử thiện nam tín nữ ghé thăm trang Phổ Môn Thị Hiện. Kính chúc mọi người thảy điều được Phúc Lạc Bình An trong sự chở che của mười phương Tam Bảo cùng đức Quán Thế Âm Bồ-tát.

HỖ TRỢ
Yahoo Skype
  
   Truy cập :  
 Đang Online :  
Kỷ Yếu

Những Khó Khăn Ban Đầu

Chủ nhật, 31/01/2021, 22:13 GMT+7

NHỮNG KHÓ KHĂN BAN ĐẦU

   Buổi ban đầu, chúng tôi không tiên lượng được số bệnh nhân nên phòng khám và dụng cụ khám đơn giản, sơ sài; đến khi nhìn lại, chúng tôi không khỏi giật mình vì số bệnh nhân khám hàng tháng đã lên đến hàng ngàn người.
 
   Bệnh nhân buổi ban đầu của chúng tôi là những Phật tử đến chùa lễ Phật vào chủ nhật hằng tuần.
 
   Chùa của chúng tôi có tổ chức lễ lạy Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Bồ-tát vào ngày chủ nhật hằng tuần. Nhận thấy trong số Phật tử  đến  lạy  Phật,  có  những  người  bị  bệnh. Thấy những người Phật tử bị bệnh đó, gia cảnh nghèo khổ, chúng tôi xót thương. Với chút kiến thức lương y ít ỏi, nhưng vì thương người bệnh, chúng tôi không ngại xin được điều trị miễn phí cho họ.
 
   Ban đầu, phòng khách của chùa được chúng tôi trưng dụng làm phòng khám, số lượng bệnh nhân chỉ vài người cũng không hề gì. Thế nhưng, số lượng bệnh nhân cứ tăng lên theo cấp số nhân hằng tuần, nên bệnh nhân phải ngồi ngoài băng đá bên ngoài mới đủ.
 
   Chúng tôi nhớ lại, trong khoảng thời gian đó là mùa mưa. Mỗi khi khám bệnh gặp trời mưa, bệnh nhân phải chạy lên chánh điện để trú mưa. Thế nhưng chánh điện khi ấy còn là mái lá, mỗi khi trời mưa cũng bị dột khá nhiều, chúng tôi lại phải dời bệnh nhân sang phòng nghỉ của Phật tử đến tu, còn các Phật tử  trong  khóa tu thì đi tìm chỗ nghỉ xung quanh. Chúng tôi đã giãi bày xin lỗi Phật tử, xin họ từ bi nhường chỗ nghỉ lại cho bệnh nhân. Thế nhưng có người không chịu nổi khổ cực nên bỏ khóa tu. Chúng tôi lấy làm xót, nhưng vì thương bệnh nhân nên cũng đành chịu.
 
   Đáng thương và đáng xót nhất là khi số lượng bệnh nhân đến khám khá đông, vì thế, bệnh nhân ai nấy cũng túc trực bên ngoài phòng khám không dám đi đâu. Gặp những lúc trời mưa, có một số bệnh nhân chịu ướt, chịu lạnh, bám trụ phòng khám. Điều này đã bắt buộc chúng tôi phải nghĩ đến ngày mai, một ngày mai thật xa để duy trì và ổn định phòng khám.
 
   Việc khám bệnh nhân với số lượng đông, đâu phải phần gánh nặng tài chánh chỉ riêng gì cơ sở vật chất mà còn cả các thứ thuốc men và những vấn đề có liên quan đến việc khám chữa bệnh khác nữa.
 
   Phòng khám, phòng thuốc, nhà bào chế thuốc, máy móc bào chế, nhà ăn, nước uống tinh khiết... để phục vụ cho hàng ngàn người mỗi tháng đã khiến chúng tôi phải chạy đôn chạy đáo đi lo.
 
   Chúng tôi nhớ lại khi ấy phải đi vay mượn tiền mới có thể lo chu toàn. Ban đầu là vay mượn những người thân vì chúng tôi chưa hề mượn tiền ai bao giờ, vả lại chúng tôi sợ Phật tử hiểu lầm, tu hành mà mượn tiền để làm gì. Chúng tôi rất biết ơn người thân, gia đình của chúng tôi, họ đã hy sinh tình cảm riêng để chúng tôi đi tu, bây giờ, khi hiểu ra việc làm của chúng tôi, họ lại tiếp tục dâng tặng số tiền ít ỏi mà họ tích góp được để cho chúng tôi lo khám chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo. Tôi nhớ lại, mẹ thầy Từ Hòa phải cầm cố hai công đất, lấy 50.000.000 đồng đưa cho chúng tôi lo phòng khám. Chị Sáu tôi cũng lần hồi đưa cho tôi số tiền hộ thân đâu khoảng vài trăm triệu đồng, rồi còn ba của cô Diệu Trí dành trọn số tiền dưỡng già 200.000.000đ gởi trong ngân hàng đưa hết cho chúng tôi và còn những người thân khác nữa ...Thế nhưng, số tiền đó cũng không đủ cho chúng tôi khám chữa bệnh, một lần nữa, chúng tôi gạt mọi e dè của bản thân, hỏi mượn tiền của Phật tử để tiếp tục lo cho phòng khám.
 
   Và thuốc men cũng là vấn đề đáng kể...
 
  
 
 
   

Sư cô Thích nữ Diệu Từ


Các tin đã đưa ngày :